Hội thảo khoa học lần 1 “NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ LINH CHI TRỒNG TẠI VIỆT NAM”

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GREEN+

Vì Chất Lượng Cuộc Sống

Hội thảo khoa học lần 1 “NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ LINH CHI TRỒNG TẠI VIỆT NAM”

Ngày đăng: 27/08/2017

    Từ hơn 2000 năm trước ở Trung Quốc, linh chi đã được phát hiện, tôn sùng và thần thánh hóa giống như “thuốc trường sinh”. Trong cuốn Bản Thảo Kinh tên nguyên thủy là Thần Nông Bản Thảo Kinh, được hình thành vào khoảng cuối đời Đông Hán, là của người thác danh họ Thần Nông sáng tác. Tác phẩm này tập hợp những kinh nghiệm về dược vật từ đời Hán trở về trước, tất cả 365 loại, trong đó thực vật chiếm đa số (252 vị), kế là động vật (67 vị) và sau cùng là khoáng thạch (46 vị) và có thể coi là cuốn sách về dược học đầu tiên của Trung Hoa. Cuốn kinh này chia các vị thuốc ra làm ba loại, thượng, trung và hạ phẩm. Linh Chi là dược loại đứng đầu của thượng phẩm, trên cả nhân sâm, là một dược thảo được xem là kỳ diệu, có rất nhiều hiệu năng, dùng lâu không hại, có thể giúp người ta diên niên trường thọ. Thời trước chỉ có vua chúa và vương hầu biết tới chứ người bình dân thì chỉ nghe mà không mấy khi được gặp.

    Trong lịch sử không biết bao nhiêu người đã tìm cách gây giống và trồng loại nấm này nhưng đều thất bại. Mãi tới năm 1971, hai nhà bác học người Nhật tên là Yukio Naoi và Zenzaburo Kasai, giáo sư của phân khoa nông nghiệp, đại học Kyoto mới thành công trong việc gây giống nấm linh chi. Ngày nay, linh chi được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Đài Loan. Ở Việt Nam, lần đầu tiên một Trung tâm nghiên cứu Linh chi và nấm dược liệu đã được thành lập vào năm 1987 tại Sài Gòn. Sau 30 năm hình thành và phát triển chính là Công ty Cổ phần Linh chi Vina hiện nay.

    Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của người dân về nấm Linh chi, cả nước có rất nhiều công ty, trại nấm Linh chi thành lập, ngay tại TPHCM cũng có khoảng 10 công ty và 40 trại trồng nấm linh chi. Tuy nhiên, trong suốt 30 năm qua ngoài một vài công trình nghiên cứu khoa học đơn lẻ về Linh chi, chưa có một hội thảo khoa học nào chính thức được tổ chức để công bố những nghiên cứu, những phân tích chuyên sâu về nấm.

    Ngày 26/8/2017, Công ty Cổ phần Đầu tư Thảo Dược Xanh – là một đơn vị chuyên nghiên cứu, sản xuất và phân phối các sản phẩm thảo dược phối hợp cùng Công ty Cổ phần Linh chi Vina tổ chức hội thảo khoa học lần 1 với chủ đề “Những kết quả nghiên cứu về linh chi trồng tại Việt Nam” tại TPHCM

    Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 đại biểu là các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các chuyên gia về phân loại, trồng trọt, dược liệu, hóa dược, lâm sàng; Cùng với sự góp mặt của các lãnh đạo doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất & phân phối nấm Linh chi, các cơ quan báo đài & những người quan tâm đến nấm linh chi.

    GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt – Chủ tịch Hội nấm học Việt Nam.

    Lương y Nguyễn Công Đức – Nguyên Giảng viên bộ môn Y học cổ truyền Đại học Y Dược.

    Ông Lương Văn Tự – Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, Chủ tịch Hiệp hội cafe ca cao Việt Nam.

    ThS. Cổ Đức Trọng – Tổng Giám đốc Công ty CP Linh chi Vina, chuyên gia nghiên cứu và trồng Linh chi 30 năm.

    TS Huỳnh Kỳ Trân – Tổng Giám đốc Công ty Mỹ phẩm Lan Hảo (Thorakao).

    PGS TS Nguyễn Ngọc Vinh – Nguyên Viện trưởng Viện kiểm nghiệm thuốc TPHCM.

    GS TS Lê Quang Nghiệm – Nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Y Dược TPHCM.

    CEO Đặng Đức Thành – Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu Tư Thảo Dược Xanh (Green+), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Linh chi Vina.

    PGS TS Nguyễn Thị Thu Hương – Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu TPHCM.

    PGS TS Trương Thị Đẹp – Nguyên Trưởng bộ môn Thực vật Đại học Y Dược TPHCM.

    BS CKII Trần Văn Năm – Nguyên Phó viện trưởng Viện Y Dược Học Dân tộc.

    TS Phạm Văn Dư – Nguyên cục phó Cục trồng trọt Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

    GS TS Phạm Quang Thu – Viện nghiên cứu Lâm nghiệp, Phó chủ tịch Hội nấm học Việt Nam.

    GS.TS Nguyễn Văn Thanh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

    Hội thảo xoay quanh các chủ đề “nóng” hiện nay như:

    • Lịch sử của Linh chi Việt Nam
    • Cách thức để phân biệt các dòng nấm Linh chi trên thị trường.
    • Công dụng của Linh chi trong việc tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, điều trị ung thư dưới kết quả nghiên cứu khoa học.
    • Sử dụng Linh chi trong y học hiện đại

    Hội thảo chắc chắn đã giải đáp được những thắc mắc, cung cấp nhiều thông tin hữu ích, giúp cho các các doanh nghiệp sản xuất nấm linh chi chọn lựa được giống, quy chuẩn sản xuất để cung cấp các sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng, giúp các cơ quan nhà nước trong việc quản lý sản phẩm nấm linh chi, tiến tới đưa nấm Linh chi chính thức vào danh mục sản phẩm quốc gia.

    Một vài hình ảnh của buổi hội thảo:

    Zalo
    Hotline
    Fanpage