Hội thảo "Đại Học Khởi Nghiệp - Mô hình & Giải pháp"

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN GREEN+

Vì Chất Lượng Cuộc Sống

Hội thảo "Đại Học Khởi Nghiệp - Mô hình & Giải pháp"

Ngày đăng: 04/11/2022

    Vào sáng ngày 04/11/2022, Tập Đoàn Green+ đồng hành cùng Sở Khoa học Công nghệ TPHCM, Trường Đại học Bách Khoa, Viện Kinh tế Việt Nam, CLB Các Nhà Kinh tế tổ chức hội thảo với chủ đề  "Đại học khởi nghiệp - Mô hình và giải pháp" tại Trường ĐH Bách Khoa - Số 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TP.HCM.

    Chương trình với sự tham dự của hơn 100 chuyên gia, Lãnh đạo các Trường Đại học trên địa bàn TPHCM và các sinh viên có mong muốn khởi nghiệp:

    1/ CEO Đặng Đức Thành – Chủ tịch CLB Các nhà Kinh tế, Chủ tịch HĐQT Tập Đoàn Green+

    2/ TS. Lê Hoàng Ngân – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH An Ninh Nhân Dân `

    3/ PGS.TS. Huỳnh Thanh Công – Phó Trưởng Ban KHCN, Đại học Quốc gia TP.HCM

    4/ PGS.TS. Phạm Quốc Cường – Phó Trưởng Phòng KHCN&DA, Đại học Quốc gia TP.HCM

    5/ PGS.TS. Phạm Đình Anh Khôi – Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ – Đại học Quốc gia TP.HCM

    6/ TS. Hà Huy Ngọc - Trưởng phòng Kinh tế Vùng và Địa phương, Viện Kinh tế Việt Nam.

    7/ TS. Đỗ Xuân Hồng – Giám Đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM

    8/ TS. KTS. Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng Phòng Quản lý Quy hoạch chung, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM

    9/ TS. Huỳnh Kỳ Trân – Chủ tịch HĐQT Công ty Mỹ phẩm Lan Hảo Thorakao

    10/ ThS. Đoàn Võ Việt - Trưởng phòng CTSV ĐH Ngân Hàng

    11/ Bà Phan Thị Quý Trúc - Phó Trưởng phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường Công nghệ, Sở Khoa học Công nghệ TPHCM

    12/ Th.S Lê Nhật Quang - Giám Đốc Trung Tâm ĐMST, ĐHQG TP.HCM

    13/ ThS. Hàng Nhật Quang – Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Green Portal.

    Hội thảo đã chia sẻ những thông tin lên quan đến vai trò của trường Đại học trong hoạt động đổi mới sáng tạo và kinh nghiệm xây dựng mô hình hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong trường Đại học.

    Một số ý kiến hay của các chuyên gia được chia sẻ trong buổi hội thảo:

    - Ông Đặng Đức Thành - Ủy viên BCH Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI, Chủ nhiệm CLB các nhà kinh tế, Chủ tịch HĐQT Tập Đoàn Green+: “Hàng năm chỉ tính riêng trường đại học MIT (Mỹ) có thể sản sinh ra gần 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp. Vậy ở Việt Nam chúng ta hiện nay có 238 trường đại học, học viện và hơn 412 trường cao đẳng là nguồn lực rất lớn”...

    - PGS.TS. Phạm Đình Anh Khôi – Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ, Trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) : "Trường đại học khởi nghiệp sẽ đóng góp vào sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực cạnh tranh và chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Quốc gia..."

    - TS Đỗ Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ, trường Đại học Nông lâm TP.HCM khẳng định "đại học khởi nghiệp" sẽ là đại học "thế hệ thứ ba" sau đại học. Mô hình này giúp các trường đại học thực hiện sứ mệnh mới như trực tiếp tạo ra tác động xã hội thông qua đổi mới sáng tạo và chuyển giao khoa học công nghệ. Tuy nhiên, thực tế đa số các trường đại học tại Việt Nam mới chỉ bước vào giai đoạn thứ 2.

    - Bà Phan Quý Trúc - Phó Trưởng phòng Phòng quản lý Công nghệ và Thị trường, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cho rằng, hoạt động nghiên cứu khoa học đổi mới sáng tạo ở các trường đại học không mới. Tuy nhiên, chất lượng cũng như hiệu quả hiện tại chỉ một phần nào đó thể hiện qua các bài báo khoa học, hoặc sản phẩm nghiên cứu ở giai đoạn gọi là phòng thí nghiệm.

    Đại học khởi nghiệp rất cần sự phối hợp nhịp nhàng hơn nữa giữa nhà quản lý, nhà trường và nhà doanh nghiệp để tạo môi trường, cơ hội cho những ý tưởng khởi nghiệp. Việc triển khai trường đại học khởi nghiệp dù theo mô hình nào cũng cần có lộ trình, sự quan tâm của cấp lãnh đạo, sự đồng lòng của cả hệ thống và phản hồi từ cộng đồng, xã hội.
    Một số hình ảnh tại buổi hội thảo:

     

     

    Zalo
    Hotline
    Fanpage